Những lần có dịp ngồi với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc, tôi bất ngờ nhận ra ẩn giấu trong dáng vẻ trầm tĩnh, hững hờ, lơ đãng... ngỡ như dễ dàng bỏ qua tất cả! Nhưng không, tôi lầm, và tất nhiên sẽ còn nhiều người nhầm! Ông cực kỳ tinh tế, quyết đoán, nắm bắt cực kỳ nhanh các vấn đề và đưa ra những nhận định hay quyết định gần như khai mở, hoặc tổng kết! Và độc hơn, tôi nhận ra ông "phát nét" rất nhanh. Một chân dung! Vì bản chất, hay tận cùng trong máu, Đỗ Duy Ngọc là một họa sĩ. Không có độ tinh nhay đó làm sao ông có thể vẽ thành công phải kể hàng trăm ngàn chiếc bìa để được giới văn nghệ gọi chết tên "Vua bìa sách". Nếu cuốn nào làm bìa ông Ngọc cũng phải lọ mọ banh mắt ra mà đọc hết từ trang đầu đến trang cuối để nắm bắt tác phẩm, xem tác giả nói gì thì lọ mà đến... mù mắt sao? Vì thế, dần dần phải học được cách đúc kết nhân vật hay tác phẩm bằng những kinh nghiệm cá nhân. Và đừng để mình bị nhầm hay bị lừa! Đó mới là "bí kíp" siêu đẳng của nghề! Một lần tôi hỏi họa sĩ quy trình làm một chiếc bìa? Đỗ Duy Ngọc kể khá nhiều chuyện nhưng đúc kết lại tôi còn nhớ hai ý như sau. Thời vinh quang của ông, khách đặt hàng không biết bao nhiêu mà xuể! "Phải đưa tiền trước tôi mới làm!". Và thời đó làm bìa sách được tính bằng vàng! Mỗi cái bìa sách quy ra một khoen 5, 7 phân gì đó. Ông Ngọc phải đóng một cây đinh chìm kín, mặt trong đầu giường. Khách đưa tiền là ông móc vàng vào chiếc đinh. "Nhiều lần làm say sưa quá, tôi quên, đến khi sực nhớ đem ra biết bao nhiêu bìa tính bao nhiêu vàng!...". Đúng là câu chuyện hấp dẫn ly kỳ!... Thời vàng son hay cổ tích một thời bao cấp đó cho dân làm thiết kế, minh họa bìa sách đã qua chăng?
Cũng vì bìa mà Đỗ Duy Ngọc bén duyên văn. Ông không chỉ làm thơ, viết văn mà còn vẽ tranh. Nhiều tác phẩm cũng nhuốm màu thế sự ngậm ngùi...
|
Nhà văn André Gide (Pháp), giải Nobel 1947 |
|
Nhà thơ Hoàng Cầm |
|
Nhà văn Khái Hưng |
|
Nhà văn Mai Thảo |
|
Nhà văn Chu Lai |
|
Nhạc sĩ Thanh Tùng |
|
Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng |
No comments:
Post a Comment