Mồng 8 tháng 3, MH370, và tài tiên tri của Lí Bạch
Nguyễn Tuấn Cường
Nguyen Tuan Cuong Blog
Ngày mồng 8 tháng 3 được coi là ngày Quốc tế Phụ nữ. Lịch sử của ngày này cũng khá hoành tráng, cứ hỏi wiki thì biết. Nhưng cũng chính wiki cho biết, hiện chỉ còn 15 nước kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, mà hầu như là những nước nghèo: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan, và Việt Nam. Kể cũng hiếm nhỉ! Thôi, chuyện đó không bàn thêm, nay nói sang chuyện khác.
Ngày mồng 8 tháng 3 được coi là ngày Quốc tế Phụ nữ. Lịch sử của ngày này cũng khá hoành tráng, cứ hỏi wiki thì biết. Nhưng cũng chính wiki cho biết, hiện chỉ còn 15 nước kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, mà hầu như là những nước nghèo: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan, và Việt Nam. Kể cũng hiếm nhỉ! Thôi, chuyện đó không bàn thêm, nay nói sang chuyện khác.
Từ ngày 8/3/2014 trở đi, thế giới biết đến ngày này với một ý nghĩa khác, một tai nan hàng không nghiêm trọng và bí ẩn nhất xưa nay: chuyến bay mã số MH370 (máy bay Boeing 777-200ER) của hãng hàng không Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur dự kiến tới Bắc Kinh cùng ngày, chở theo 239 hành khách cùng với 12 thành viên phi hành đoàn, đã đột ngột mất tích, bất chấp nỗ lực tìm kiếm của nhiều quốc gia trong suốt một năm qua.
Đó là chuyến bay tới Trung Quốc, trên chuyến bay có 152 người Trung Quốc đại lục, 1 người Đài Loan, 1 người Hong Kong. Yếu tố "Trung Quốc" rất đậm nét!
Có một người Trung Quốc, từ 14 thế kỉ trước, đã dự báo về tai nạn hàng không này. Ông ấy tên là Lí Bạch 李白 (701-762). Ai cũng biết ông ấy là "Thi Tiên" 詩仙, ý là ông ta giỏi làm thơ. Nhưng như thế chưa đủ, Lí Bạch còn có tài tiên tri. Thi Tiên có một bài thơ nhan đề Đằng Vân (Cưỡi Mây), nguyên văn như sau:
騰雲
Đó là chuyến bay tới Trung Quốc, trên chuyến bay có 152 người Trung Quốc đại lục, 1 người Đài Loan, 1 người Hong Kong. Yếu tố "Trung Quốc" rất đậm nét!
Có một người Trung Quốc, từ 14 thế kỉ trước, đã dự báo về tai nạn hàng không này. Ông ấy tên là Lí Bạch 李白 (701-762). Ai cũng biết ông ấy là "Thi Tiên" 詩仙, ý là ông ta giỏi làm thơ. Nhưng như thế chưa đủ, Lí Bạch còn có tài tiên tri. Thi Tiên có một bài thơ nhan đề Đằng Vân (Cưỡi Mây), nguyên văn như sau:
騰雲
馬騰駕祥雲,Mã đằng giá tường vân,
航行闊海郡。Hàng hành khoát hải quận.
失于蓬萊閣,Thất vu Bồng Lai các,
蹤迹無處尋。Tung tích vô xứ tầm.
Tạm dịch nghĩa:
Cưỡi Mây
Ngựa cưỡi đám mây lành,
Rong ruổi vượt qua vùng biển rộng.
Mất dấu ở gác Bồng Lai,
Tung tích không biết tìm nơi nào.
Nếu ghép 4 chữ đầu mỗi câu thơ, sẽ thành 馬航失蹤 MÃ HÀNG THẤT TUNG. Mà "MÃ HÀNG 馬航" là cách viết tắt của ""馬來西亞航空", tức là Malaysia Airlines, ai không tin thì kiểm tra ở đây. Vậy thì rõ ràng Thi Tiên đã có dự báo về việc máy bay của Malaysia Airlines bị mất dấu vết (THẤT TUNG), khi đang bay trên mây để vượt qua vùng biển rộng, tung tích không biết tìm nơi nào.
Mà không chỉ có lần máy bay này đâu, ngài còn dự cảm được một số sự kiện sẽ xảy ra hàng ngàn năm sau. Ví dụ, chỉ trong một bài thơ, ngài dự cảm liền hai sự kiện long trời lở đất cùng xảy ra vào năm 2008 tại Trung Quốc: Thế vận hội Bắc Kinh, và động đất 8.0 độ Richter ở huyện Vấn Xuyên 汶川 tỉnh Tứ Xuyên, khiến 69.227 chết, 374.643 người bị thương, 17.923 người mất tích.
Thì đây (xin miễn phiên dịch):
北暮蒼山蘭舟四,
京無落霞綴清川。
奧年葉落緣分地,
運水微漾人卻震。
Ghép 4 chữ đầu mỗi câu lại thì thành 北京奧運 (BẮC KINH ÁO VẬN - thế vận hội Bắc Kinh), ghép 4 chữ cuối mỗi câu thì là 四川地震 (TỨ XUYÊN ĐỊA CHẤN - động đất ở Tứ Xuyên). Choáng chưa? Thử hỏi xưa nay có ai dự báo được như Lí Bạch?
Nói thế thôi, chứ hai bài thơ kể trên là do mấy bác Trung Quốc ngày nay "thác cổ nghĩ chế", tức là bịa ra rồi ụp vào mồm người xưa, chứ không phải của cụ Lí đâu. Dân mạng Tàu cũng đã bóc mẽ mấy bài này rồi. Người Việt ta thì cứ dùng âm Hán Việt đọc mấy bài trên, sẽ thấy trật nhiều so với Đường âm của Lí Bạch. Nhưng kể ra các cụ đương đại cũng giỏi đấy chứ, mỗi cái "Mã hàng thất tung" mà phịa được một lô thơ, dán vào mồm các danh nhân từ thời Đông Hán đến Dân Quốc, tiện thì đưa cả vào đây để quý vị quan chiêm (xin miễn phiên dịch):
馬騰駕祥雲,航行闊海郡,失于蓬萊閣,蹤迹無處尋。——李白
馬走碧波畔,航迹彩雲間,失語暫遠望,蹤影似女仙。——東漢將軍窦碧
馬蹄蹋草青,航船水洞庭,失言歸醉酒,蹤亂迹亦停。——明朝道士若智
馬出白沙洲,航經嶽陽樓,失蹄怪釣叟,蹤迹隱飛鷗。——民國學者于春
Trung Quốc gọi đây là "tàng đầu thi" 藏頭詩, tức lối thơ ẩn ý vào những chữ đầu câu. Nhớ hồi học phổ thông, trong sách giáo khoa cũng có một bài kiểu thế này:
Cụ già thong thả buông cần trúc,
Hồ rộng, trời im, mặt nước hồng.
Muôn vạn đài sen hương bát ngát,
Tuổi già vui thú với non sông.
Thì đây (xin miễn phiên dịch):
北暮蒼山蘭舟四,
京無落霞綴清川。
奧年葉落緣分地,
運水微漾人卻震。
Ghép 4 chữ đầu mỗi câu lại thì thành 北京奧運 (BẮC KINH ÁO VẬN - thế vận hội Bắc Kinh), ghép 4 chữ cuối mỗi câu thì là 四川地震 (TỨ XUYÊN ĐỊA CHẤN - động đất ở Tứ Xuyên). Choáng chưa? Thử hỏi xưa nay có ai dự báo được như Lí Bạch?
Nói thế thôi, chứ hai bài thơ kể trên là do mấy bác Trung Quốc ngày nay "thác cổ nghĩ chế", tức là bịa ra rồi ụp vào mồm người xưa, chứ không phải của cụ Lí đâu. Dân mạng Tàu cũng đã bóc mẽ mấy bài này rồi. Người Việt ta thì cứ dùng âm Hán Việt đọc mấy bài trên, sẽ thấy trật nhiều so với Đường âm của Lí Bạch. Nhưng kể ra các cụ đương đại cũng giỏi đấy chứ, mỗi cái "Mã hàng thất tung" mà phịa được một lô thơ, dán vào mồm các danh nhân từ thời Đông Hán đến Dân Quốc, tiện thì đưa cả vào đây để quý vị quan chiêm (xin miễn phiên dịch):
馬騰駕祥雲,航行闊海郡,失于蓬萊閣,蹤迹無處尋。——李白
馬走碧波畔,航迹彩雲間,失語暫遠望,蹤影似女仙。——東漢將軍窦碧
馬蹄蹋草青,航船水洞庭,失言歸醉酒,蹤亂迹亦停。——明朝道士若智
馬出白沙洲,航經嶽陽樓,失蹄怪釣叟,蹤迹隱飛鷗。——民國學者于春
Trung Quốc gọi đây là "tàng đầu thi" 藏頭詩, tức lối thơ ẩn ý vào những chữ đầu câu. Nhớ hồi học phổ thông, trong sách giáo khoa cũng có một bài kiểu thế này:
Cụ già thong thả buông cần trúc,
Hồ rộng, trời im, mặt nước hồng.
Muôn vạn đài sen hương bát ngát,
Tuổi già vui thú với non sông.
No comments:
Post a Comment