Thursday, April 9, 2015

Nhà nhỏ đẹp

Nhà nhỏ đầy đồ cũ của hai sinh viên kiến trúc 06. 08. 14 - 12:05 am

Hữu Khoa st và dịch
Justyn & Kate sống ở Windsor Canada. Căn hộ này của họ có 66m2, nhưng bốn bề đều mở được cửa sổ, (áp dụng ở Việt Nam, nếu có một lô đất bề ngang 4m, bạn đừng có xây hết, chừa khoảng trống bên hông để còn có cửa sổ “như Tây”).
 
.
Bố trí thế này:
1: cửa ra vào, có cái kệ để giày nhỏ
2: nhà tắm
3: nhà bếp, bên cạnh lại có thêm một cửa ra vào nữa
4: cái kệ nhỏ sát vách nhà tắm để đặt những thứ linh tinh
5: khu vực tiếp khách với bộ sofa, ăn xong ra đây uống nước chè
6: khu bàn ăn cạnh cửa sổ, xa nhà tắm
7: bàn làm việc kê chéo góc
8: phòng ngủ có màn kéo
9: chỗ treo quần áo
Từ góc làm việc nhìn ra: khu tiếp khách, khu bếp, tường nhà tắm, cửa ra vào. Ngăn tầm nhìn từ chỗ tiếp khách ra phòng ngủ là cái kệ để T.V. Sau lưng sofa là một cái giá để cây vạn niên thanh làm kiểng cùng các thức uống mời khách (?)

Đứng từ bếp nhìn vào khu tiếp khách và bàn làm việc (bên phải)

Bàn làm việc kê chéo

Cạnh đó là bàn ăn với mỗi ghế mỗi màu. Cửa sổ rộng, bệ thấp.

Khu giường ngủ. Chỗ treo quần áo cũng nhiều ánh sáng, thế là đỡ ẩm mốc, nhưng màu quần áo sẽ mau phai!
Nhà xây gạch đặc không tô (thực ra xây tường không tô phức tạp ra phết, phải có được ông thợ khéo). Đồ đạc trong nhà nhìn có vẻ luộm thuộm nhưng kỳ thực là cố tình, do chủ nhân tự ý lựa từng món, toàn những đồ của thời 1950s-1960s. Nguyên tắc chọn đồ đạc của hai bạn này là mỗi cm diện tích nhà đều phải tính tới khi đi mua đồ. Chọn đồ đạc đa năng, hài hòa với mục đích của chủ nhà là tạo ra cảm giác một đống “lạc xon” của thế kỷ trước. “Trẻ và ăn chơi là phải xơi đồ cổ”.
Chủ nhân có ba mẹo sau để những ai sống trong những căn hộ nhỏ có thể đi theo:
1. THOÁNG. Lưu thông gió tốt và nhiều ánh sáng là tối quan trọng. Chú ý điều này nên đừng mua những đồ đạc cồng kềnh chắn gió, chắn sáng. Đừng để có những góc chết trong nhà.
2. KIÊN NHẤN. Cứ từ từ mà để không gian sống này hoàn thiện một cách tự nhiên, uốn theo nhu cầu của bạn, phong cách của bạn. Kỵ nhất là vừ mới ập vào nhà đã mua ngay một lúc đủ hết đồ đạc. “Một tòa nhà thích hợp sẽ lớn một cách tự nhiên, hợp logic, và đầy chất thơ, bất chấp mọi hoàn cảnh,” chủ nhân dẫn lời Louis Sullivan – kiên trúc sư Mỹ, “cha đẻ của nhà chọc trời”.
3. MUA ĐỒ ĐỊA PHƯƠNG. Vì chủ nhân là sinh viên kiến trúc, tiền chưa nhiều nhưng còn lắm thời gian, nên việc lùng sục các cửa hàng đồ cổ trong vùng cũng là một thú vui, vừa ra lắm thứ rẻ, chất liệu tốt, lại đúng không khí của “thời ấy” tại địa phương (chứ không phải tại nước khác).

Hữu Khoa st và dịch

Phong trào nhà nhỏ 20. 01. 12 - 10:07 am

Pha Lê phỏng dịch

.

Bạn có biết rằng hiện nay, phong trào nhà nhỏ đang dần lớn mạnh?
Số lượng các chủ hộ tại Mỹ thu hẹp nhà xuống dưới mức 93 mét vuông, thậm chí một vài trường hợp là dưới 9 mét vuông, hiện đang tăng. Sự chuyển sang lối sống “nhà nhỏ” này được ủng hộ bởi những người một hôm giật mình cho rằng: nhà ở Mỹ nói chung là quá lớn, lãng phí, dùng năng lượng không hiệu quả.
Dù có người dẫn ra, kích cỡ nhà vẫn phình to như bong bóng từ những năm 1950s đến 2000s đấy chứ, số liệu hiện nay vẫn cho thấy, nhìn chung, mốt làm nhà to vật đang giảm, thậm chí còn xoay theo chiều ngược lại. Một bản nghiên cứu vào năm 2008  chỉ ra rằng, đến hơn 60% người mua nhà muốn sở hữu một căn nhỏ thôi, nhưng nhiều ánh sáng, nhiều tiện nghi, hơn là một căn to oạch. Tương tự, theo Hội Quốc gia của Các Chủ thầu (National Association of Home Builders), 59% chủ thầu khắp nước Mỹ nói rằng họ muốn thu nhỏ các kiểu nhà lại, không thích kiểubiệt thự nữa.

Ảnh từ Arc. AnhPhan
Bất lợi của việc đang ở nhà to chuyển sang nhỏ nhà thì rõ ràng rồi: bạn có thể sẽ phải quẳng đi rất nhiều đồ nội thất, căn nhà mới trông kém bề thế, và bạn sẽ mất chỗ dành cho khách khứa.
Nhưng Gayle Butler, trưởng ban biên tập của tạp chí Nhà và Vườn Đẹp Hơn (Better Homes and Gardens), mô tả xu hướng nhà nhỏ là “Làm nhà đúng cỡ“ chứ không phải làm nhà bé đi, bởi chủ hộ, cùng mảnh đất ấy, chỉ làm diện tích ở bớt đi, chừa thêm khoảng không để thở, và làm căn nhà hợp với nhu cầu hơn. Lại còn tiết kiệm nữa. Ví dụ, cô Dee Williams, sống tại thành phố Olympia, bang Washington, bán căn nhà rộng 139 mét vuông của mình và dọn tới căn nhà 7.8 mét vuông mà cô tự xây. Khi công ty điện bắt đầu nâng phí, hoá đơn của cô tăng gấp đôi, từ… 4 đô thành 8 đô; sự tăng giá này chắc chắn sẽ bi đát hơn nếu cô vẫn ở nhà cũ.
.
Ở Mỹ, những ai tham gia xu hướng nhà nhỏ sẽ được hưởng những cái lợi sau:
-  Nhà nhỏ thì trả góp ít, thuế ít*, tiền bảo hiểm giảm, tiền bảo trì giảm, chi phí cho việc mua đồ đạc cũng giảm. Các chủ hộ thậm chí còn có thể mua căn nhỏ hơn bằng tiền bán căn to hiện tại. Với số tiền còn dư, họ có thể cải thiện hệ thống cách nhiệt*, mua cửa sổ đẹp hơn, làm sàn chất lượng hơn, mua đồ nội thất đẹp hơn.
- Giảm công bảo trì. Phòng ít và không gian nhỏ sẽ giảm bớt thời gian dọn dẹp, bạn sẽ có nhiều thì giờ hơn để tham gia các hoạt động thú vị khác.
- Phí sinh hoạt giảm. Sưởi ấm hay làm mát một căn nhà nhỏ không tốn kém bằng một căn lớn.
- Khỏe mạnh hơn: Nhà nhỏ thì chừa được không gian xung quanh hoặc có thêm giếng trời giữa nhà, nhiều không khí.
- Bớt chi tiêu. Không gian mà khiêm tốn thì chủ nhà sẽ bớt được việc mua đồ mới. Phòng ít hơn, sửa sổ ít hơn thì cũng bớt được tiền mua rèm và mua TV :-)
- Nhiều thời gian quây quần với gia đình. Không gian nhỏ đồng nghĩa với chuyện mọi người sẽ chung phòng nhiều hơn, gần gũi nhau hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn.
- Đỡ buồn khi ở một mình. Khi những thành viên khác đi vắng hết, một mình bạn ở nhà sẽ đỡ vắng vẻ. Nhà nhỏ còn rất thích hợp với người độc thân. Không gian thừa xung quanh có thể để trồng cây giải khuây.
.
Dù các lợi ích của xu hướng nhà nhỏ rất rõ ràng, sự chuyển đổi này không hề dễ đối với tất cả mọi người, nhất là những ai quen ở nhà to. Các mẹo dưới đây có thể giúp chủ nhà quen với không gian bé:
- Dùng một món cho nhiều mục đích. Ví dụ như bàn tiếp khách có nhiều ngăn kéo, được sử dùng như một cái tủ, trong đó bạn có thể tống vào các vật như tài liệu, kim chỉ, thậm chí ra trải giường… Hiện nay các nhà to vẫn dùng bàn phòng khách như… một cái bàn đơn thuần: dưới gầm trống, tức là không gian bên dưới bị bỏ phí.
- Cương quyết mỗi tuần đều dọn dẹp, bỏ bớt đồ đạc thừa hay quá cũ.
- Dùng phòng cho nhiều mục đích. Một phòng ăn ít khi dùng đến có thể “hoạt động kép” thành một phòng đọc, với kệ sách bao quanh.
Tóm lại, nhà nhỏ là nhà cho mình, nhà to là cho người ngoài nhìn vào, đó là lập luận của những người theo xu hướng nhà nhỏ.
.
*
Chú thích:
Thuế nhà: thu mỗi tháng hoặc mỗi năm, trong này gồm phí đổ rác, phí sửa đường, làm cống, tiền điện (để bật đèn đường vào buổi tối) v.v…
Hệ thống cách nhiệt: ở xứ lạnh, giữ nhiệt bên trong nhà là điều tối quan trọng. Hệ thống cách nhiệt (chủ yếu là cách xây nhà, chất liệu cửa sổ, chất liệu sàn) rẻ tiền sẽ không giữ nhiệt được lâu. Máy sưởi đa số dùng gas đun nước nóng và dẫn nước vào các ống, nhà nào cách nhiệt kém sẽ bị tụ hơi nước trên trần (vì dưới nóng trên lạnh, nguyên lý của mưa), và sau đó rêu sẽ… mọc, dẫn đến đủ thứ bệnh về đường hô hấp.

Nhà tiết kiệm 10m, cho sinh viên 15. 10. 13 - 12:38 pm

M.Nha dịch. Ảnh: Bertil Hertzberg
.

Căn nhà bé tí tẹo này chỉ có 10 mét vuông, là sản phẩm của một nhóm các nhà thiết kế Thụy Điển thuốc văn phòng kiến trúc Tengbom. Loại nhà này dành cho các sinh viên cao đẳng ít tiền mà ngăn nắp. Trong nhà rất tiện nghi và tiên lợi, lại hết sức ấm cúng.
Nhà có gác. Tầng trệt là một cái bếp khiêm tốn, một cái bàn khi ăn bẻ lên, ăn xong gập xuống. Toàn bộ bếp làm bằng gỗ tự nhiên. Tầng 2 là một toilet (chỗ nào nhỉ?), một phòng ngủ.
Bàn ăn ngay cửa sổ, kệ cao sát trần, trông giống như trong một khoang máy bay dân dụng.

Nhìn kỹ hơn góc bếp
Vì nhà rất bé, người ở trong nhà cũng rất ít, nên các nhà thiết kế cho nhà có hình dạng bầu bầu bên trong, để trông vừa “có phong cách”, vừa không buộc mắt gia chủ phải va vào những góc nhọn san sát nhau.
Ô cửa sổ với các góc tròn
Mọi thứ trong nhà là vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường theo đúng nghĩa, nhất là ở khía cạnh không lấn át cảnh quan. Màu sắc tươi sáng, nhìn như những cái nấm con hay nhà của các thần lùn!
Bậc thang kết hợp làm kệ. Nhìn hơi kinh!

Bên ngoài căn nhà
*
17. 10. 2013
Đây các bạn, hình cái toilet, hóa ra ở tầng trệt! Cảm ơn bạn Anonymous đã cung cấp link nhé!
.

Tầng trên. Các bạn bấm vào hình để xem bản to hơn.

31 mét vuông của Kin: sạch như sữa 03. 06. 13 - 7:13 am

Noon phỏng dịch
.
Đây là căn hộ của Kin (Hong Kong), tham dự cuộc thi nhà nhỏ mà “cool” của một tạp chí. Diện tích 31.3 mét vuông, theo Kin là “đã to hơn khối nhà khác” (ở xứ này).
Hong Kong nổi tiếng nhà chật, có câu: “Mời khách ăn, mời khách chơi, chứ không mời khách ngủ”, tức là ăn chơi gì cũng thoải mái, không tiếc, nhưng khó nhường không gian ít ỏi của nhà mình cho khách qua đêm.
Với 31 mét vuông này, Kin kiên quyết căn hộ phải trắng, phải tối thiểu trong bày biện, như một tấm canvas hoàn hảo để Kin có thể đôi khi chấm phá thêm những nét mang dấu ấn riêng tư. (Đây cũng là một kinh nghiệm hay, chứ nhiều nhà bày từ đầu tới đuôi toàn tranh với kỷ vật, lúc nào nhìn cũng như lúc nào, muốn thêm gì vào cũng khó).
Kin đặc biệt thích ban công dọc theo phòng ngủ, từ đây có thể thò đầu ra ngắm khung cảnh bên ngoài.
Khi Kin mới “tiếp quản”, căn hộ này có hai phòng ngủ. Kin quyết định biến thành một không gian mở, chừa hẳn một rẻo làm ban công đuôi nhà.
Đầu tiên là giường ngủ ở cuối nhà nhé, ngăn cách với ban công bằng màn cửa trắng, và ngăn với khu khách bằng cái kệ lửng.

Từ cuối nhà nhìn về phía cửa ra vào. Cánh cửa nhỏ ở xa xa là cửa toilet. Bếp bên tay phải. Giường ngủ đặt trên mặt sàn đã giật cấp.

Ngồi trên giường nhìn ra ban công bên tay phải, tủ tường thấp trước mặt. Có lẽ Kin chỉ còn thiếu một cái laptop có màn hình trắng?

Đây là cái bếp rất sạch của Kin. Với màu trắng này, có vẻ như Kin sẽ chỉ uống sữa tươi hoặc ăn ở ngoài đường…

Từ ngoài cửa bước vào sẽ có một tiền sảnh để giày dép, ô đi mưa. Nhìn vào trong thấy khu tiếp khách. Nhà thì sạch thật, nhưng hơi giống một văn phòng, có lẽ “nhờ” cái kệ thấp ngăn giữa khu vực tiếp khách với giường ngủ.

No comments:

Post a Comment